Khủng hoảng năng lượng dự kiến khiến giá nhôm vượt mức 3200 USD/năm trong tương lai

Khủng hoảng năng lượng dự kiến khiến giá nhôm vượt mức 3200 USD/năm trong tương lai

giá nhôm tăng

Trong 3 tháng vừa qua thì giá nhôm liên tục tăng vượt mức kỉ lục, ngày 15/10 đã đẩy đỉnh điểm giá nhôm lên 3.134 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 7/2008, dẫn đầu mức tăng chung của các kim loại cơ bản. Nguồn cung nhôm thiếu hụt do nhiều yếu tố trong đó có khủng hoảng năng lượng khiến nhiều chuyên gia đánh giá rằng giá nhôm sẽ tiếp tục đà tăng này – có thể vượt  3.200 USD trong tương lai.


Giá nhôm mới nhất

Giá nhôm
Nguồn: thitruonghanghoa.com

Ngày 15/10, giá nhôm được giao dịch trên sàn kim loại London ở mức 3,134.25 USD/tấn, tăng 29,31% so với 6 tháng gần đây. Dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Khi các nền kinh tế chậm phục hồi sau cú sốc COVID năm ngoái, nhu cầu nhôm đang tăng trở lại, đặc biệt là từ Trung Quốc, chiếm 60% tiêu thụ toàn cầu.

Khủng hoảng năng lượng

Nguyên nhân của đợt khủng hoảng lần này trước tiên là do nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng đột biến ở Trung Quốc, sau khi nước này kiểm soát được dịch bệnh và nhanh chóng khôi phục sản xuất. Kể từ cuối tháng 9, tình trạng cắt điện luân phiên ở Trung Quốc đã lan ra 1/2 quốc gia. Không những nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất mà đời sống của người dân cũng bị ảnh hưởng, thậm chí đang có nguy cơ làm chậm lại quá trình phục hồi của nền kinh tế quốc gia tỉ dân và tạo áp lực cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chi phí sản xuất nhôm cao do tiêu thụ nhiều năng lượng

Sản xuất nhôm vốn là ngành tốn rất nhiều điện. Mỗi tấn kim loại cần khoảng 14MWh để sản xuất, mức năng lượng đủ để một ngôi nhà trung bình tại Anh dùng trong hơn ba năm. Nếu coi ngành công nghiệp sản xuất 65 triệu tấn nhôm một năm là một quốc gia, thì nước này sẽ tiêu thụ điện lớn thứ năm trên thế giới.

Việc thiếu điện đang gây tác động đến hầu hết các ngành kinh tế, bao gồm hai lĩnh vực chủ chốt là xây dựng và sản xuất. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, hai ngành này chiếm gần 70% tiêu thụ điện của Trung Quốc trong năm ngoái và giữ vai trò trụ cột đối với sự phục hồi của nền kinh tế trong năm nay. Điều này cũng có nghĩa, nhôm là một trong những mục tiêu đầu tiên trong nỗ lực hạn chế sử dụng năng lượng trong công nghiệp của Trung Quốc.

Khủng hoảng thiếu điện
Trong tháng 9/2021 khi có 17/31 tỉnh/khu vực tại Trung Quốc thông báo về tình trạng cắt điện.

Cuối tuần trước, Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ nâng giá điện nhằm giải quyết phần nào cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Điều này sẽ đẩy giá nhôm tăng lên do chi phí năng lượng thường chiếm 40% tổng chi phí sản xuất nhôm. Tập đoàn Goldman Sachs nhận định Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu lượng lớn nhôm trong năm sau nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung nội địa, qua đó khiến sự thiếu hụt nhôm trên thị trường quốc tế trở nên trầm trọng hơn và giá nhôm sẽ biến động mạnh.

Gây tác động tới toàn bộ chuỗi cung ứng

Giá nhôm tăng vọt trong năm nay thúc đẩy các nhà sản xuất ở nhiều nơi mở lại các nhà máy cũ và xem xét bổ sung nguồn cung mới. Tuy nhiên, sự tăng vọt về chi phí điện năng đang gây áp lực lên các lò luyện và có thể gây khó khăn cho việc khởi động lại.

Việc giảm sản lượng và nguy cơ giao hàng chậm trên khắp Trung Quốc có thể gây căng thẳng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu vốn dĩ đang bị thắt chặt. Thiếu điện có thể khiến các nhà sản xuất ở Trung Quốc phải điều chỉnh lại lịch làm việc, thách thức thời hạn giao hàng và theo đó thách thức toàn bộ phần còn lại của chuỗi cung ứng.

giá nhôm tăng
Giá một tấn nhôm giao dịch trên sàn London (màu đen) và chi phí điện cho việc sản xuất một tấn nhôm tại Đức (màu đỏ). Ảnh: Bloomberg

Ngay cả khi cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại được giải quyết, Bắc Kinh cũng đặt ra một giới hạn cứng với năng lực sản xuất trong tương lai, hứa hẹn chấm dứt những năm mở rộng quá mức và làm tăng khả năng thiếu hụt nguồn cung. Chi phí năng lượng tăng trên khắp châu Á và châu Âu cũng có nghĩa là nguy cơ bị cắt giảm nguồn cung nhiều hơn, một số nhà đầu tư đang đặt cược rằng giá nhôm sẽ còn phải chạy xa hơn nữa.

Eoin Dinsmore, nhà nghiên cứu thuộc CRU, nhận định nguồn cung thị trường nhôm toàn cầu trong năm 2022 sẽ eo hẹp nhất từ trước đến nay. Trong điều kiện nguồn cung thiếu hụt và cần kích thích đầu tư sản xuất nhôm bên ngoài Trung Quốc, giá mặt hàng này có thể lên tới 3.400 USD/tấn trong 12 tháng tới.


Nam Sung chuyên cung cấp sản phẩm Nhôm Anode (Anodized Aluminium) cho các công trình xây dựng tại các vùng miền khí hậu khắc nghiệt và chịu ảnh hưởng bởi muối biển.

         Để nhận được tư vấn và báo giá tốt xin liên hệ hotline  093 868 57 68